Khám Phá Chùa Phúc Kiến Tại Hội An Đầy Cổ Kính ,
Tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú, Hội quán Phúc Kiến là một điểm đến lịch sử và tâm linh của phố cổ Hội An.
Nơi đây được du khách yêu thích nhờ mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.
1. Hội quán Phúc Kiến ở đâu?
Hội quán Phúc Kiến là một trong những điểm du lịch Hội An cực kỳ nổi tiếng. Hội quán được người Phước Kiến sinh sống lâu đời tại Hội An đóng góp xây dựng nên.
Vì địa thế nằm ngay giữa trung tâm phố cổ nên rất tiện cho du khách đến tham quan Hội quán và các địa điểm lân cận.
- Vị trí: số 46 Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam
- Giờ mở cửa: từ 07:00 đến 17:00 hàng ngày
- Giá vé Hội quán Phúc Kiến:
- Nơi đây thuộc những điểm đến cần mua vé ở Hội An, nên để tham quan Hội quán (và một số địa điểm tự chọn khác),
- du khách cần chi trả: 80.000 VNĐ/vé/khách Việt Nam và 150.000 VNĐ/vé/khách nước ngoài
Hội quán được xây dựng từ thế kỷ 16, tọa lạc tại số 46 Trần Phú, Hội An. (Ảnh: Sưu tầm)
2. Khám phá lịch sử Hội quán Phúc Kiến
2.1. Hội quán Phúc Kiến tiếng Anh là gì?
Hội quán Phước Kiến (Fukien Assembly Hall) được xây dựng từ thế kỷ 16,
không chỉ mang dấu ấn lịch sử lâu đời mà còn là một công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu của thành phố Hội An.
Với kiến trúc nguy nga, tráng lệ, trang trí bởi sắc đỏ bắt mắt và hoa văn tinh xảo càng làm Hội quán nổi bật hơn cũng như làm phong phú thêm kiến trúc phố cổ.
2.2. Hội quán Phúc Kiến thờ ai ?
Tương truyền, tiền thân của Hội quán Phước Kiến là một gian miếu nhỏ thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (Bà Chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) được vớt tại cửa biển Hội An vào năm 1697.
Về sau Hội quán còn trở thành nơi hội họp đồng hương của người Phúc Kiến – những người có mặt tại Hội An sớm nhất lúc bấy giờ.
Hội quán Phước Kiến được cấp bằng di tích văn hóa – lịch sử quốc gia ngày 17/2/1990. (Ảnh: Sưu tầm)
Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa với sự hỗ trợ và đóng góp của đồng bào Hoa Kiều,
Hội quán Phước Kiến ngày một khang trang, lộng lẫy hơn và góp phần tô điểm kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Đến thăm quan Hội quán, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một công trình thể hiện bàn tay khéo léo và góc nhìn thẩm mỹ của người xưa.
3. Kinh nghiệm du lịch, tham quan Hội quán Phúc Kiến
3.1. Những lưu ý trước khi vào tham quan
Hội quán Phúc Kiến (hay còn gọi là chùa Phúc Kiến) vốn là một địa điểm tâm linh, thờ cúng trang nghiêm,
do vậy khi đến đây du khách nên mặc trang phục lịch sự, chú ý tác phong, cử chỉ để không gây ảnh hưởng đến không khí linh thiêng trong chùa.
Bên trong chùa có khu vực bán hương vòng lớn và các lễ vật để khách thập phương dâng lên các ban,
do vậy du khách không cần chuẩn bị đồ từ ngoài vào.
Khu vực dâng hương và lễ vật được bài trí rất gọn gàng, thoáng đãng. (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra vào các ngày lễ hội hoặc rằm, nơi đây thường tập trung rất đông người nên du khách cần cảnh giác, cẩn thận tư trang để tránh bị móc túi.
Nếu không muốn mất sức hoặc đi bộ nhiều, du khách có thể thuê xe đạp hoặc xích lô tới cổng Tam Quan rồi đi bộ vào chùa để tham quan.
3.2. Các hoạt động tham quan tại chùa Phúc Kiến
Trong các Hội quán ở Hội An thì Hội quán Phước Kiến có không gian rộng rãi và đẹp nhất. Trước đây, địa điểm này được xây dựng bằng gỗ nhưng sau này được tu sửa lại bằng gạch và mái ngói.
Du khách tìm đến Hội quán để tham quan những công trình kiến trúc chạm trổ tinh xảo và khéo léo.
- Tham quan cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan được khảm toàn bộ bằng sành sứ, lợp mái ngói âm dương cong vút. Cổng có 3 lối vào theo kiểu “nam tả, nữ hữu”, và còn ý nghĩa khác là “Thiên, Địa, Nhân”.
Theo quan niệm người xưa,
để tránh luồng sinh khí xấu tràn vào bên trong, cánh cửa ở giữa rất ít khi được mở ra, trừ những dịp lễ lớn, ma chay, cưới hỏi…
Hội quán Phúc Kiến ở Hội An có cổng Tam Quan rất đẹp và ấn tượng. (Ảnh: Sưu tầm)
Khi vừa đặt chân vào cổng Tam Quan để vào Hội quán,
du khách sẽ thấy trải trước mắt là một sân vườn rộng với đài phun nước chạm trổ hình rồng tinh xảo bên cạnh hàng cây xanh rợp bóng mát.
Để thưởng lãm khung cảnh,
du khách hãy bước chậm rãi theo thứ tự:
cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông tây – gian chính điện – sân sau và hậu điện.
Khuôn viên Hội quán được bao phủ bởi màu xanh mát của cây cối. (Ảnh: Sưu tầm)
- Tham quan gian chính điện
Bên trong gian chính điện có thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 12 bà mụ và 3 Bà Chúa sanh thai.
Tất cả đều được bày trang trọng, linh thiêng bên cạnh những hiện vật có giá trị khác.
Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu được bài trí trang nghiêm. (Ảnh: Sưu tầm)
Tham quan gian hậu tẩm
Phía trong gian hậu tẩm là nơi người dân bản xứ và khách thập phương thắp những vòng hương lớn để cầu sức khỏe và tài lộc cho gia đình, người thân.
Điểm đặc biệt của vòng hương này là có thể cháy đến hơn 30 ngày,
nếu bị tắt thì sẽ có ban tổ chức trong Hội quán thắp lại.
Điểm nhấn đặc biệt của Hội quán là những vòng hương rất lớn treo trên trần. (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, trong Hội quán Phúc Kiến còn trưng bày rất nhiều tượng thờ, chuông đồng, trống đồng, lư hương,
các bức hoành phi tinh xảo với nhiều hiện vật có giá trị khác.
Một mẫu họa tiết trang trí thể hiện trình độ chế tác tinh xảo của người xưa. (Ảnh: Sưu tầm)
3.3. Các hoạt động tín ngưỡng tại chùa
Nhiều người tin rằng Hội quán là nơi linh thiêng, “cầu được ước thấy”
nên người dân Hội An và khách thập phương đều tìm đến đây để cầu xin được ban phước.
Do vậy, hội quán Phúc Kiến đông nhất là vào các ngày rằm, ngày lễ Tết,
ví dụ như ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), ngày Vía Lục Tánh (16/2 âm lịch), ngày vía Bà Thiên Hậu (23/3 âm lịch)…
Nơi đây sẽ diễn ra rất nhiều các hoạt động lễ hội hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Vào những ngày lễ đặc biệt, Hội quán diễn ra những hoạt động tín ngưỡng sôi nổi. (Ảnh: Sưu tầm)
Riêng trong ngày mùng 2/2 âm lịch,
người Hoa ở Hội An còn tổ chức lễ cúng thần tài với nhiều lễ vật như tiền giấy, vàng bạc, rượu, tam sên (trứng luộc, cua và thịt heo luộc)…
Ngoài ra còn nhiều điều để khám phá khi đến phố cổ Hội An xem tại đây
Website: https://reviewhoian.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/ReviewHoiAn91
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC5nvYEf9F5ZcoHMEmqOCl9w